Việt Nam ta có muôn màn các loại cây, các loại thảo dược quý để điều trị các loại bệnh như xương khớp, dạ dày , loét miệng , mất ngủ, ợ hơi… Một trong số thảo dược đó cần phải kể đế cây cam thảo , Cam thảo có nhiều công dụng khác nhau trong việc điều trị bệnh, một trong số đó mà được cac y bác sỹ cũng như các thầy thuốc đông y sử dụng nhiều nhất đó là điều trị da dày bằng cam thảo
Tên gọi của cây cam thảo, thành phần của cây cam thảo
Cây cam thảo là một loại thảo dược có chứa axit glycyrrhizic, có thể gây ra biến chứng khi dùng với số lượng lớn. Với vai trò dược chất, cam thảo thường được sử dụng điều trị các vấn đề đường tiêu hóa bao gồm loét dạ dày,đau bụng và viêm niêm mạc dạ dày
Ngoài được sử dụng như một thức uống giải khát để giải nhiệt cơ thể, cam thảo còn được coi là một cây thuốc trị bách bệnh rất có lợi cho sức khỏe.- Điều trị loét dạ dày: Cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đặc biệt nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng axit khác trong điều trị viêm loét dạ dày.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cam thảo có chứa một số chất có thể làm giảm sưng, giảm ho và tăng lượng các chất trong cơ thể có tác dụng chữa lành vết loét.
công dụng của cam thảo trong giảm sốt
sốt là một triệu chứng phổ biến trên lâm sàng. Gọi là sốt khi thân nhiệt trên 37,5 độ C nếu cặp ở miệng hoặc nhiệt độ đo ở hậu môn trên 38 độ C.
Thông thường, nhiệt độ cơ thể của người thay đổi khi vận động nhiều như chạy, nhảy hoặc trẻ em lúc đùa nghịch. Đặc biệt, trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt đều nguy hiểm.
Ngoài ra, sốt không phải là bệnh. Đó là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do vi rút, hoặc nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, sốt cũng có thể do dị ứng với thuốc, ở trẻ em còn có thể sốt do mọc răng hay sau chích ngừa vaccine…
Khi kết hợp cùng một số loại thảo dược khác như kinh giới, lá tía tô, cúc tần, kim ngân, gừng…. thì cam thảo giúp hạ nhiệt và giảm sốt, cảm mạo.
Bài thuốc điều trị viêm họng, ho có đờm
Đây là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, đặc biệt ở con trẻ. Trong khi đó, sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ dẫn tới hậu quả lờn thuốc và ảnh hưởng không tốt tới dạ dày. Dưới đây là những bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả từ thảo dược cam thảo:
-
Bài thuốc 1:
Nướng cam thảo rồi tán thành bột mịn cho tiện sử dụng. Hòa tan 4gr bột cam thảo với nước ấm và sử dụng hàng ngày. Theo những người có chuyên môn, mỗi ngày sử dụng 3-4 lần sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.
-
Bài thuốc 2:
Sử dụng 20gr thảo dược đã bào chế khô và pha trà. Cho một ít nước nóng vào để tráng trà rồi bỏ lượt nước đó. Tiếp tục cho nước ấm khoảng 80 độ C để hãm trà. Chờ trong khoảng 10 – 15 phút rồi sử dụng. Cóthể dùng trà cả ngày, khi trà hết vị ngọt thì dừng sử dụng.
Giúp chữa mụn nhọt, làm đẹp da hiệu quả
Chuẩn bị nguyên liệu: 3 thìa bột mịn cam thảo, 2 thìa mật ong tươi, 1 thìa sữa tươi không đường.
Các bước thực hiện:
- Cho tất cả các nguyên liệu vào một bát con và trộn đều để tạo thành một hỗn hợp lỏng sánh.
- Vệ sinh mặt sạch với nước ấm để lỗ chân lông nở ra, có thể hấp thụ các dưỡng chất từ dược liệu.
- Đắp hỗn hợp trên lên mặt, massage nhẹ nhàng và thư giãn trong khoảng 20 phút.
- Rửa lại mặt bằng nước sạch sau khi bỏ phần mặt nạ ra. Mỗi tuần đắp mặt nạ cam thảo 2-3 lần, không nên dùng quá nhiều. Sử dụng một thời gian dài sẽ thấy da mặt mịn màng, trắng sáng hơn.
Cam thảo trong điều trị dạ dày
Theo các nghiên cứu thì có 91% các bệnh nhân thành công trong điều trị viêm loét dạ dày bằng việc sử dụng cam thảo. mặc dù thế việc điều trị viêm loét dạ dày nên tiếp tục được điều trị thêm từ 8-16 tuần sau khi bệnh khỏi hẳn.Cam thảo cần được ăn/ hoặc uống khoảng 20-30 phút trước bữa ăn để việc điều trị hiệu quả hơn các vết loét vì lúc ấy cam thảo sẽ hoạt động như một lớp màng trong dạ dày, từ đó giúp bảo vệ dạ dày của bạn.
cam thảo giúp duy trì mức độ axit trong dạ dày từ đó nó kiểm soát trọng lượng cơ thể hiệu quả.- Điều trị bệnh hô hấp: cam thảo có chất chống dị ứng đó là điều cần thiết để điều trị chứng rối loạn hô hấp ở trẻ em và người lớn.-Tác dụng chống viêm: cam thảo có chứa nhiều cortisone – một hormone chữa viêm và dị ứng rất lành tính và không có tác dụng phụ tiêu cực.
Tác dụng của cam thảo rất tốt đối với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Với bài thuốc này, người bệnh có thể sử dụng dược liệu dưới dạng cao lỏng. Các bước thực hiện như sau:
- Sử dụng 15ml cao lỏng được chiết xuất từ cam thảo.
- Hòa tan dược liệu với khoảng 200ml nước ấm.
- Mỗi ngày sử dụng 4 lần và dùng liên tục trong khoảng 1-2 tuần để thấy được hiệu quả của dược liệu đối với chứng bệnh loét dạ dày của người bệnh.
những điều cần lưu ý khi sử dụng cam thảo
Mặc dù cây cam thảo có thể an toàn trong hầu hết trường hợp nhưng việc tiêu thụ cam thảo hàng ngày trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng huyết áp, nồng độ kali thấp, suy nhược, tê liệt và thỉnh thoảng gây tổn thương não ở người khỏe mạnh.
Các tác dụng phụ khác khi sử dụng cam thảo bao gồm mệt mỏi, mất kinh nguyệt ở phụ nữ, nhức đầu, giữ nước và natri, giảm khả năng quan hệ tình dục và chức năng ở nam giới.
Những người sử dụng thuốc lá nhai có vị cam thảo dễ mắc chứng cao huyết áp và các phản ứng phụ nghiêm trọng khác.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Xem thêm:TRÀNG PHỤC LINH CÓ MẤY LOẠI? CÁCH ĐIỀU TRỊ
RUỘT KÍCH THÍCH CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?