Việt nam ta có rất nhiều các loại thảo dược có công dụng điều trị bệnh rất tốt nằm ở khăp nơi trên mảnh đất chữ S này . môt trong số những loại cần phải kể đến đó chính là thảo dược chè dây
1: chè dây là gì?
Chè dây là dạng cây leo, thân và cành cứng, có tua cuốn chẻ đôi, mọc đối diện với lá. Lá kép, mọc so le, có 7-13 lá chét, có khi hơn. Mép lá có ít răng cưa, nhẵn, mặt trên khi lá khô có những vết trắng loang lổ như bị nấm mốc, mặt dưới rất nhạt. Cụm hoa hình ngù mọc đối diện với lá, hoa màu trắng. Quả mọng khi chín mầu đen, có 3-4 hạt.
Hoa trà dây giống nụ hoa tam thất, bông mọc thành chùm, màu trắng, mọc đối diện với lá. Hoa thường nở khoảng tháng 6 – tháng 7.Quả chè dây hình trái xoan, mọng, khi chín có màu đen, bên trong có khoảng 3 – 4 hạt. Quả thường ra vào tháng 9.
Cây chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis, thuộc họ Nho.Mỗi một vùng miền lại có tên gọi riêng cho loại cây này như : thau rả (tiếng Nùng), khau rả (tiếng Tày), hồng huyết long, điền bổ trà, ngưu khiên tỵ, chè hoàng gia, song nho Quảng Đông
Cây này còn được dân gian gọi là trà dây, bạch liễm, khau rả, chè hoàng gia, thau rả. Tại Việt Nam, chè dây mọc hoang ở các khu vực miền núi Tây Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Hòa Bình… và các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Tĩnh… Ngoài Việt Nam, trà dây còn mọc tại nhiều nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Lào
Chè dây là một loại dược liệu giàu chất Flavonoit và tanin, chứa 2 loại đường là Glucase và Rhamnese. Lá chứa Tanin (10.82 -13.30%), flavonoit toàn phần chiếm 18.15 +/- 0.36% trong đó myricetin chiếm 5.32+/- 0.04%.
Chè dây là thảo dược quen thuộc, mọc tại nhiều địa phương nhất là vùng núi tại Việt Nam. Loại cây này có nhiều công dụng đối với sức khỏe, được Y học cổ truyền sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, nhất là thuốc chữa dạ dày.
2: Chè dây có tác dụng gì ?
– Thứ nhất : Trà dây giúp ngừa xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch. Đây là một bệnh nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và một số loại bênh tim khác. Myricetin có trong chè dây giúp ức chế sự oxy hoá của LDL, hạn chế sự hình thành của mảng xơ vữa. Vì vậy, góp phần ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
– thứ hai : Trà dây giúp trị viêm khớp, viêm gan
Các dưỡng chất trong thành phần của cây trà dây leo còn giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan. Chè dây giảm cân cũng rất hiệu quả. Đặc biệt, trà thảo mộc này phù hợp với người nóng trong, hay uống bia, rượu, da mặt nổi mụn nhiều…
Lấy 1 nắm lá chè dây rửa sạch, để ráo, giã nát rồi cho lên hơ nóng qua lửa. Bọc chè dây vào mảnh vải sạch, đắp trực tiếp lên vùng xương khớp bị đau nhức trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần.
– thứ ba: Chữa huyết áp cao
cao huyết áp là bệnh thường gặp ở người cao tuổi có nhiều yếu tố tiềm ẩn nguy hiểm nếu không được điều trị. Có rất nhiều phương pháp điều trị khac nhau từ dân gian đến phương pháp hiện đại . Hiện nay có rất nhiều đã phát hiện ra công dụng của chè dây và nó được xếp vào một trong loại cây chữa bệnh huyết áp hiệu quả nhất
– thứ tư : Trị mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi rôm do nóng trong người: Chè dây có khả năng thanh nhiệt và giải độc cho gan tốt. Vì vậy giúp loại bỏ tình trạng mẩn ngứa mụn nhọt do nóng trong.
– thứ năm : Chữa viêm lợi : với công dụng là mát chính vì thế khi sử dụng chè dây người thưởng thức có thể nhận được rất nhiều lợi ích từ loại cây này. một trong những công dụng hữu ích của chè dây là chữa viêm lợi.
Chè dây có tác dụng giúp chữa bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày thường xuyên là do vi khuẩn có hại gây nên, chúng ăn mòn và gây viêm nên thành dạ dày, khiến dạ dày xuất hiện các vết loét to, lan rộng ra nhiều. Nhiều khi còn dẫn đến những bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư dạ dày.
Việc sử dụng cây chè dây giúp điều trị bệnh rất tốt. Trong thành phần chè dây là các chất chống viêm và diệt khuẩn một các tự nhiên nhất. Không gây ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày cũng như gây hại đến dạ dày.
Các tình trạng như ợ chua, đau bụng lạnh, ợ nóng, mùi hôi khó chịu,… Là những dấu hiệu ban đầu của tình trạng dạ dày đang bất ổn, cơ thể bị khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt chung.
Điều này là do phần dịch vị tiết ra trong dạ dày để tiêu hóa bị sinh ra quá nhiều. Khiến cơ thể không thể tự điều hòa. Nó sẽ trào ngược lại lên cổ họng. Khiến cơ thể cảm thấy khó chịu.
Lưu ý khi sử dụng chè dây
Cây chè dây có rất nhiều tác dụng, được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên, để phương pháp này an toàn, hiệu quả người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng như:
+ Người bệnh có thể yên tâm sử dụng bởi chưa có nghiên cứu hoặc ghi nhận thực tế về tác dụng phụ của chè dây. Liều lượng chè dây trung bình nên sử dụng cho một người đó là khoảng 60 – 70g/ngày.
+ Người bệnh không nên sử dụng nước trà dây để qua đêm vì có thể bị nhiễm khuẩn.
+ Màu trắng lốm đốm trên trà dây là đặc trưng chứ không phải nấm mốc. Người bệnh cần phân biệt kỹ càng tránh nhầm lẫn.