Cây dạ cẩm là vị thuốc dân gian quen thuộc được nhiều người biết đến với tác dụng chữa bệnh lở loét, nhiễm trùng vết thương và đặc biệt tốt với người bị bệnh về dạ dày. Loại cây này còn được nghiên cứu và bào chế thành nhiều sản phẩm đông dược khác chăm sóc sức khỏe của con người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích nhất về loại cây thuốc đặc biệt này.
Cây dạ cẩm là loại cây gì ?
Dạ cẩm là vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền Việt Nam. Loại cây này chứa nhiều thành phần có khả năng sát khuẩn cao, kháng viêm và làm lành vết thương nên được dùng cho những chứng bệnh lở loét, nhiễm trùng,… Dưới đây là các tên gọi liên quan:
- Tên khác: Cây dạ cẩm do nhiều tác dụng khác nhau nên cũng được gọi bằng nhiều cái tên như: Cây loét mồm, cây chạm khẩu cắm, đất lượt, đứt lướt, cây loét miệng, dây ngón cái hay cây ngón lợn,…Phần lớn những cái tên đều rất dân giã, trong Đông y thì gọi là cây dạ cẩm.
- Tên dược liệu: Oldenlandia eapitellata Kuntze.
- Thuộc họ: Cà phê có tên pháp danh là Rubiacea
- Cây dạ cẩm có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia khác nhau như Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia,… Đây đều là những quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa hạ mưa nhiều nóng ẩm, mùa đông lạnh khô rất thích hợp cho loại cây này sinh sôi và phát triển. Đồng thời hàm lượng dưỡng chất trong cây được đánh giá là tốt nhất Dạ cẩm mọc hoang, phân bố rất rộng ở nhiều vùng núi và trung du với độ cao đến 1000 m của các tỉnh như: Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Giang…Có thể thu hái quanh năm, tốt nhất là trước khi cây ra hoa, khi đó dây rất mập, lá rất dày. Sau khi thu hái, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô. Trước khi dùng, cắt đoạn 5 – 7cm, sao khô để dùng dưới dạng thuốc thang; nếu có số lượng lớn, hoặc có nhu cầu sử dụng nhiều, có thể tiến hành bào chế dạng cao mềm.
Một số nghiên cứu khoa học cho biết rằng trong cây có chứa alkaloid, saponin, tanin, đây đều là những dược chất có tác dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là tính kháng khuẩn, chống viêm của chúng. Ngoài ra trong cây còn chứa hoạt chất anthra – glucozit.
Trong Đông y, thảo dược có tính bình, vị ngọt, hơi đắng có công dụng thanh nhiệt giúp giải độc tiêu viêm hiệu quả.
công dụng chữa bệnh của cây dạ cẩm
chữa loét dạ dày, ợ chua:
Dùng 20-40g Dạ cẩm, dạng thuốc sắc thuốc hãm, bột hay cao, chia 2 lần uống lúc bị đau hoặc trước bữa ăn.cao lỏng dạ cẩm thêm mật ong đủ ngọt, với liều tương đương 10 – 25g ngày, chia 2 – 3 lần uống trước bữa ăn; hoặc lấy 5 – 7g cao mềm dạ cẩm hòa với nước sôi để nguội, thêm mật ong đủ ngọt, uống liền 3 – 4 tuần lễ. Cũng có thể bào chế dưới dạng cốm dạ cẩm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn.
Chữa lở loét miệng lưỡi:
Dùng cao lỏng Dạ cẩm trộn với mật ong, bôi hàng ngày. lấy lá và ngọn non dạ cẩm, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cho uống hoặc lấy dịch bôi vào vết lở loét; hoặc lấy khoảng 12 – 25g lá dạ cẩm sắc, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn, hoặc đem dạ cẩm nấu thành cao lỏng 1:1, thêm chút mật ong, bôi vào nơi bị lở loét.
Chữa vết thương, làm chóng lên da non:
Dùng lá Dạ cẩm tươi giã đắp.
cây dạ cẩm , thần dược trong điều trị dạ dày
Dạ cẩm trong điều trị dạ dày
Khi nhắc đến công dụng điều trị viêm loét dạ dày, không thể không nhắc đến hai vị thuốc Đông y nổi tiếng là chè dây và cây dạ cẩm. dạ cẩm có tác dụng rất tốt trong việc điều trị viêm loét dạ dày Có 2 cách dùng để điều trị viêm loét dạ dày mà bạn có thể tham khảo như sau:
Bài thuốc số 1:
Chuẩn bị: Lá dạ cẩm khô 7kg, Đường 2kg, Mật ong 500ml.
Dùng lá dạ cẩm nấu với nước để thành cao, sau đó cho 2kg đường vào khuấy đều và nấu cô đặc thành 9kg. Cuối cùng cho 500ml mật ong vào.
Đóng chai cao lá cẩm bảo quản dùng dần. Cao lá cẩm khi nấu cô đặc sẽ có màu đen, vị hơi đắng và có mùi lá cây.
Mỗi lần dùng một thìa to khoảng 10 – 15g, uống 2 – 3 lần/ngày trước khi ăn để tráng men dạ dày
Bài thuốc số 2:
Chuẩn bị: Bột dạ cẩm 7kg, cam thảo 1kg, đường kính 2kg và một chút hồ nếp. Đem tất cả các dược liệu làm thành cốm.
Mỗi ngày uống 2 lần trước khi ăn hoặc uống khi đau. Người lớn mỗi lần uống 10 – 15g, đối với trẻ em dưới 18 tuổi chỉ nên uống 5 -10g mỗi lần uống.
bài thuốc số 3:
Sử dụng 30 gram thảo dược đem đi sắc nước uống mỗi ngày. Chia ra uống từ 2 đến 3 lần trong ngày. Uống vào lúc đau hoặc sau khi ăn. Có thể cho thêm đường để dễ dùng.
Hoặc dùng 5kg thảo dược với 1kg cam thảo đem 2 nguyên liệu tán thành bột mịn, trộn đều với nhau. Sử dụng mỗi ngày 2 lần trước khi ăn, lần từ 10 đến 15 gram và cho thêm đường.
bài thuốc 4: Chuẩn bị 30g thảo dược sắc nước uống trong ngày. Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Khi uống thuốc nên uống trước khi ăn hoặc uống vào lúc đau. Nếu không quen có thể cho thêm đường hoặc mật ong.
như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn về lọa cây dạ cẩm và những thành phần bên trong cũng như những công dụng của nó trong việc điều trị dạ dày. cảm ơn các bạn rất nhiều!
xem thêm: Bán Dạ Dày Tá Tràng eHP Học Viện Quân Y Sản Xuất